Thủ tục phá sản công ty TNHH

Nước ta sau khi định hướng phát triển theo nền kinh tế thị trường đã thúc đẩy việc hình thành nên nhiều doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường là quy luật cạnh tranh sẽ xảy ra, dẫn đến việc đào thải các doanh nghiệp không đủ khả năng cạnh tranh ra khỏi thị trường. Một trong các hình thức để doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là hình thức phá sản.

Dưới đây là thủ tục để yêu cầu mở thủ tục phá sản loại hình Công ty TNHH quy định trong Luật Phá Sản 2014.

I. Người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:

– Chủ nợ (chủ nợ không bảo đảm, chủ nợ bảo đảm một phần)

– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán

– Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp trong trường hợp DN không trả được lương hoặc các khoản nợ khác trong thời hạn 3 tháng.

– Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ sở hữu doanh nghiệp.

II. Trình tự, thủ tục:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Người nộp đơn là chủ nợ:
– Đơn yêu cầu gồm các nội dung:

+ Ngày, tháng, năm;

+ Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;

+ Tên, địa chỉ của người làm đơn;

+ Tên, địa chỉ của DN bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;

+ Khoản nợ đến hạn.

– Các chứng cứ để chứng minh khoản nợ đến hạn.

Người nộp đơn là người lao động:
– Đơn yêu cầu gồm các nội dung

+ Ngày, tháng, năm;

+ Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;

+ Tên, địa chỉ của người làm đơn;

+ Tên, địa chỉ của DN bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;

+ Tổng số tiền lương và các khoản nợ khác đã đến hạn mà DN không trả cho người lao động.

– Chứng cứ chứng minh lương và các khoản nợ khác đến hạn.

Người nộp đơn là DN mất khả năng thanh toán (người đại diện theo pháp luật của DN, chủ tich Hội đồng thành viên, chủ sở hữu DN)
– Đơn yêu cầu các nội dung:

+ Ngày, tháng, năm;

+ Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;

+ Tên, địa chỉ của DN;

+ Tên, địa chỉ của người làm đơn;

+ Căn cứ yêu cầu mở thủ tục phá sản.

– Báo cáo tài chính của DN trong 03 năm gần nhất.

– Báo cáo tài chính của DN trong toàn bộ thời gian hoạt động (đối với DN hoạt động chưa đủ 3 năm);

– Bản giải trình nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán;

– Báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp khôi phục DN mà vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán;

– Bảng kê chi tiết tài sản, địa điểm có tài sản của DN

– Danh sách chủ nợ.

– Danh sách người mắc nợ.

(Ghi rõ tên, địa chỉ, khoản nợ/cho vay có bảo đảm, không có bảo đảm, có bảo đảm một phần,đến hạn hoặc chưa đến hạn)

– Giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc thành lập DN

– Kết quả thẩm định giá, định giá giá trị tài sản còn lại (nếu có)

III. Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo 2 phương thức:

– Nộp trực tiếp tại Tòa án.

– Gửi đến Tòa án qua bưu điện.

IV. Bước 3:  Nộp lệ phí hoặc tạm ứng phí phá sản

Sau khi Thẩm phán xem xét thấy đơn hợp lệ thì thông báo cho người nộp đơn đóng lệ phí hoặc tạm ứng phí phá sản.

V. Bước 4

– Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản (30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn)

– Gửi thông báo quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản (3 ngày làm việc)

VI. Bước 5: Kiểm kê tài sản

– Sau khi Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản và gửi thông báo, DN bị mở thủ tục phá sản thực hiện công việc kiểm kê tài sản.

– Thời hạn 30 ngày (có thể được gia hạn 2 lần, mỗi lần không quá 30 ngày)

VII. Bước 6: Lập danh sách chủ nợ

– Do quản tài viên, doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản lập

– Thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn gửi giấy đòi nợ.

– Niêm yết công khai.

VIII. Bước 7: Lập danh sách người mắc nợ

– Do quản tài viên, doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản lập.

– Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản.

– Niêm yết công khai.

IX. Bước 8: Hội nghị chủ nợ

Thẩm phán giải quyết vụ việc triệu tập Hội nghị chủ nợ trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm kê tài sản hoặc kể từ ngày kết thúc việc lập danh sách chủ nợ.

X. Ra quyết định tuyên bố phá sản DN

.
.
.
.